• :
  • :
Phòng Giáo Dục Và Đạo Tạo Huyện Lục Ngạn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN

Tháng 11 về, cảm xúc về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Cảm xúc Mầm non về công tác phòng chống dịch Corona

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

Cô và mẹ là hai cô giáo

Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền…”

  • Cô và mẹ -

Chắc hẳn mọi người mỗi khi nghe giai điệu bài hát cất lên chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh cô giáo mầm non chịu thương, chịu khó và tận tình với nghề, người mà được ví như mẹ hiền, hàng ngày vẫn chăm lo từng bữa ăn đến giấc ngủ, rồi hàng ngày lên lớp giảng dạy những con chữ, con số: không ai khác đó chính là “cô giáo mầm non – người mẹ hiền thứ hai của các con”.

Nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.

Để trở thành một giáo viên mầm non, người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô. Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ.

Tuy nhiên tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện.

 

Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình. Mỗi ngày 8 tiếng, có khi là 10 tiếng làm việc ở trường: nào là tiếng trẻ khóc, nào là trẻ chạy va vào nhau ngã, trẻ trêu đùa nhau, rồi soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học; Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên, thử hỏi nếu không yêu trẻ và yêu nghề thì làm sao giáo viên có thể làm hết khối lượng công việc ở trường mà vẫn dịu dàng và yêu thương với trẻ, chưa kể còn áp lực từ phía phụ huynh và áp lực từ chính cuộc sống. Nhưng dù có thế nào thì các cô vẫn mang một tình yêu thương to lớn dành cho các con và luôn sát cánh bên các con trong mọi hoạt động.

Có một câu nói thế này: “Giáo viên mầm non là những người chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ, bởi yêu nghề nên yêu quý lớp măng non”. Đó là một câu nói đúng nhất với nghề nuôi dạy trẻ. Tình yêu đối với trẻ là tình mẹ con, cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế  quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Hình ảnh một số hoạt động của cô và trò trường Mầm non thị trấn Chũ số 1

 

Các cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhờ đó mà các lớp luôn đạt kết quả tốt, các trẻ đến lớp đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo. Với mỗi trẻ, các cô đều quan sát, tìm hiểu, phát hiện ưu điểm của từng bé để động viên, khích lệ, khen ngợi cũng như lồng ghép nội dung giảng dạy qua các trò chơi, câu chuyện trong giờ học. Ngoài những kiến thức cơ bản cần dạy trẻ, cô thường xuyên lồng ghép những nội dung giáo dục kỹ năng sống như về lòng trung thực, biết quan tâm mọi người, đoàn kết, tập thói quen ngăn nắp, trật tự… qua những bài thơ, câu chuyện, bài hát.

Một số hoạt động học của trẻ

Trước kia, khi tôi còn là sinh viên khoa mầm non, tôi thấy hầu như sinh viên nào cũng trả lời: em vào ngành này vì em yêu trẻ. Vậy tình yêu ấy liệu có mai một theo thời gian, theo những lo toan cuộc sống? Có giáo viên trẻ bỏ nghề dạy trẻ để đi làm việc khác với mức lương cao hơn, nhưng cũng có biết bao giáo viên vùng sâu vùng xa đang từng ngày mang chữ đến cho các bé nhỏ vùng khó khăn và hàng triệu giáo viên vẫn ngày ngày đến trường, vì điều gì ư? Chỉ có thể có một câu trả lời duy nhất: vì họ yêu trẻ và yêu công việc dạy trẻ.

Một số hoạt động vui chơi của trẻ

 

Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”.
Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 60 năm đổi mới ngành giáo dục mầm non ngày càng phát triển.

Năm học 2021-2022 chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh, ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt thòi bởi dịch bệnh Corona. Tôi xin gửi tặng các bé bài thơ “Bé phòng virut Corona”

Bài thơ nhằm động viên tinh thần học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng nhau vượt qua giữa tâm bão dịch.

Vi rút Corona

Đại dịch đến nước ta

Không phân biệt gần xa

Từ bên kia biên giới.

 

Mầm non thị trấn Chũ!

Ý thức luôn dẫn đầu

Không lơ là cảnh giác

Và cũng chẳng chủ quan.

 

Xa vắng bé nhiều tuần

Cô yên tâm cô nhé!

Hàng ngày con vẫn ngoan

Thực hành lời cô dạy.

 

Cùng rửa tay khử khuẩn

Cùng chăm sóc vệ sinh

Bé ăn uống an toàn

Vitamin, khoáng chất...

 

Mong sao dịch nhanh hết

Cô đón bé lại trường

Trao nụ hôn nồng thắm 

Qua lớp ngoài khẩu trang.

 Cô trò mình lại vui

Tuy dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp nhưng cô và trò trường Mầm non thị trấn Chũ số 1 luôn chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc chống dịch 5K: khoảng cách, khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung, khai báo y tế.

 

 

 


Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Trang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết